Tech Hub là gì? Việt Nam với lợi thế trở thành một Digital Hub lý tưởng cùng tầm nhìn về Tech Hub Thành phố Thủ Đức
TP. Thủ Đức sẽ trở thành đô thị loại I thuộc TP.HCM, được định hướng phát triển theo mô hình đô thị sáng tạo, tương tác cao. Với vai trò là trung tâm đổi mới sáng tạo, TP. Thủ Đức sẽ tập trung vào phát triển kinh tế tri thức, khoa học – công nghệ. Có thể nói, sự phát triển này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối khu trung tâm hiện có với các chức năng quan trọng tại khu vực Đông Sài Gòn. Trong đó, những khu tập trung những doanh nghiệp/công ty công nghệ (còn được gọi là Tech Hub) cũng đang trở thành đề tài hấp dẫn cho các doanh nghiệp công nghệ tại TP. Thủ Đức.
Việt Nam có nhiều lợi thế để trở thành một Digital Hub lý tưởng của khu vực với tầm nhìn đầu tư xây dựng nhiều Tech Hub tiềm năng trong tương lai. Bên cạnh đó, OneHub Saigon với định hướng trở thành một ngôi nhà công nghệ – một khu Tech Hub Thành phố Thủ Đức – có thể thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư và đặt văn phòng.
Việt Nam với khát vọng số trở thành một Digital Hub lý tưởng cùng sự đầu tư xây dựng nhiều Tech Hub chuyên biệt
Với định hướng phát triển mạnh mẽ trong thời đại 4.0, Việt Nam đã thực hiện theo “Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050” theo Quyết định số 1532/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ. Đây là một quy hoạch với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một Digital Hub mới, là nơi kết nối, chuyển giao, lưu trữ và xử lý các dữ liệu thông tin trong khu vực và trên toàn thế giới.
Digital Hub là một khái niệm dùng để chỉ một khu vực tập trung vào việc phát triển phần mềm, ứng dụng di động… hoặc những dự án liên quan đến công nghệ số và trải nghiệm người dùng trực tuyến. Digital Hub có thể là một tổ hợp của các trung tâm cơ sở dữ liệu, hạ tầng đám mây và cả những hoạt động trao đổi lưu lượng truy cập Internet của những tổ chức/doanh nghiệp chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ số.
Việt Nam với cơ hội trở thành một Digital Hub tiềm năng trong khu vực
Quy hoạch cũng cho rằng, vị trí địa lý, hạ tầng kết nối băng thông rộng, giá cả phải chăng, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khả năng hỗ trợ khởi nghiệp đều là những yếu tố cần chú trọng. Để trở thành một Digital Hub tiềm năng, Việt Nam cũng cần đáp ứng được một số tiêu chí quan trọng khác như cơ sở hạ tầng pháp lý về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và dữ liệu cá nhân hoàn thiện, sự sẵn sàng và tăng cường tiềm năng phát triển kinh tế trong thời đại 4.0 cùng với đó là sự liên kết, hợp tác quốc tế bền vững.
Lợi thế địa lý với “vị trí vàng”
Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhấn mạnh, Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng trở thành một Digital Hub mới của khu vực với khả năng phát triển nhanh chóng trên thị trường kinh tế số và công nghệ số. Trên thực tế, Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý nằm giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á, nằm trên tuyến đường bộ xuyên Á do UNESCAP khởi xướng, cùng với đó là gần các trung tâm kinh tế lớn – những nơi có nhiều nền kinh tế đóng vai trò là động lực tăng trưởng của khu vực và trên thế giới.
Mặt khác, hưởng lợi từ đường bờ biển dài, có nhiều khu vực tiềm năng để xây dựng cảng biển cũng như nằm trên trục chính của Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC), điều này cho thấy Việt Nam có năng lực kinh tế mạnh mẽ trong việc thúc đẩy giao thương và cung ứng dịch vụ logistics với chi phí thấp cho các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Việt Nam có vị trí thuận lợi trở thành nơi giao thương kinh tế trọng điểm của châu Á
Sự “bùng nổ” nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, từ tháng 01/2018 đến hết 20/04/2023 thì tổng số vốn đầu tư nước ngoài đã đổ vào Việt Nam là 180 tỷ USD tương đương 40,3% trên tổng số vốn đầu tư lũy kế được tính trong hơn 35 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Mặc cho tình hình COVID diễn biến kéo dài và ảnh hưởng không ít đến nền kinh tế thị trường, đây được xem là một con số đáng kinh ngạc về khả năng thu hút vốn đầu tư ngoại địa của Việt Nam.
Tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt mức ấn tượng 180 tỷ USD
(Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam)
Theo nhận định của Ngân hàng HSBC – Ngân hàng đầu tư đa quốc gia và Công ty cổ phần dịch vụ tài chính của Anh: “Việt Nam đã chuyển mình thành một ngôi sao đang lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chiếm được thị phần toàn cầu đáng kể trong nhiều lĩnh vực”.
HSBC cũng khẳng định rằng Việt Nam, một trong hai thị trường nhận được nguồn đầu tư nước ngoài nhiều nhất (trong đó có ASEAN), là điểm đến thú vị của các khoản đầu tư lớn toàn cầu như Samsung, Pegatron, Foxconn… để trở thành một “trung tâm sản xuất công nghệ” đầy tiềm năng trong khu vực. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của khoa học công nghệ số thời đại 4.0 thì rất nhiều “người khổng lồ” như Google hay LG cũng đã chủ động chuyển chuỗi cung ứng của họ đến Việt Nam.
Xu hướng dịch chuyển dữ liệu về Việt Nam
Hiện tại, tổng lượng người dùng Internet tại Việt Nam vào tháng 01/ 2023 chiếm đến 80% trên tổng dân số với hơn 77,93 triệu người dùng Internet, trong đó bao gồm cả lượng người dùng của các ứng dụng mạng xã hội phổ biến như Facebook và Zalo. Theo một số phân tích, số lượng người dùng Internet tại Việt Nam đã tăng thêm 5,3 triệu người so với thời điểm năm 2022 (tăng 7,3%). Điều này cho thấy Việt Nam đang chủ động đón đầu xu hướng dịch chuyển dữ liệu và cũng là cơ hội tiềm năng cho các công ty dịch vụ số trên toàn cầu nghiên cứu, đầu tư và phát triển. (Số liệu tổng hợp từ các báo cáo thuộc GWI và Kepios)
77,93 triệu người dùng Internet tại Việt Nam chiếm 79,1% tổng dân số tính đến thời điểm tháng 01/2023
Bên cạnh đó, Việt Nam còn là một nơi sản sinh nguồn nhân lực trẻ có niềm đam mê toán học cùng trình độ lập trình cao. Với việc tiếp cận công nghệ từ sớm cùng với sự năng động vốn có, nguồn nhân lực trẻ này hứa hẹn sẽ là nhân tố đưa nền kinh tế số của Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Khi một thị trường được đánh giá là giàu tiềm năng và có thể trở thành một trung tâm trung chuyển dữ liệu của khu vực thì việc các “ông lớn công nghệ” đầu tư nguồn vốn và phát triển hạ tầng dữ liệu tại Việt Nam là điều hoàn toàn khả thi.
Có thể thấy, với tầm nhìn rộng mở cùng việc chú trọng thu hút nguồn vốn nước ngoài đã giúp Việt Nam từng bước trở thành một địa điểm lý tưởng để các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ đến và phát triển lâu dài.
Song song với việc đầu tư về công nghệ số trực tuyến, Việt Nam cũng cần chú trọng nhiều hơn đến tầm nhìn phát triển các khu vực dành riêng cho những doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ – được gọi là Tech Hub. Vậy Tech Hub là gì và có sự khác biệt thế nào với Digital Hub? Định hướng xây dựng Tech Hub của Việt Nam trong tương lai như thế nào?
Tech Hub là gì? Sự khác biệt giữa Tech Hub và Digital Hub
Tech Hub là một thuật ngữ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và startup, được sử dụng để chỉ một khu vực hoặc thành phố có sự tập trung của các công ty công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo và các cộng đồng kỹ thuật. Đây thường là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghệ, các nhà sáng lập startup, nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ.
Tech Hub được xem là các trung tâm đổi mới, sáng tạo và phát triển dựa trên khoa học công nghệ số
Khác biệt giữa Tech Hub và Digital Hub chủ yếu nằm ở phạm vi hoạt động và mục tiêu. Tech Hub có phạm vi rộng hơn, bao gồm nhiều lĩnh vực trong công nghệ thông tin như phần cứng máy tính, phát triển phần mềm, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ sinh học… với mục tiêu thúc đẩy sự nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ trong việc đưa các sản phẩm và dự án mới vào thị trường. Trong khi đó, Digital Hub tập trung chủ yếu vào việc sử dụng công nghệ số và các ứng dụng của nó (ứng dụng di động, phần mềm và các dự án liên quan đến trải nghiệm người dùng trực tuyến) nhằm thúc đẩy sự sáng tạo trong việc sử dụng công nghệ số để cải thiện hiệu suất và tiện ích cho người dùng cuối, thường liên quan đến ứng dụng và giải pháp số.
Trên thực tế, các Tech Hub được xem là các trung tâm đổi mới, sáng tạo và phát triển kinh tế dựa trên công nghệ số trong khu vực đó. Hiện nay, nhiều Tech Hub nổi tiếng đã và đang đóng góp cho sự phát triển công nghệ cũng như mang đến sự đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế toàn cầu.
Mô hình Tech Hub Thành phố Thủ Đức – Định hướng phát triển bền vững trong lĩnh vực công nghệ
Tech Hub thường có vị trí chiến lược nằm trong khu vực trung tâm được Nhà nước chú trọng đẩy mạnh các ưu đãi về thuế và định hướng phát triển lâu dài. Với quyết tâm mạnh mẽ dẫn đầu trong các hoạt động đổi mới sáng tạo của TPHCM, TP. Thủ Đức đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cùng với những chính sách ưu đãi đặc biệt. Khu vực này được định hướng xây dựng các mô hình quy hoạch cùng thiết kế đô thị độc đáo. Sự phát triển này sẽ dựa trên các không gian đô thị chất lượng cao, mang đến kết quả cao về phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo sự bền vững cho thành phố.
Với vai trò là mũi nhọn trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật mới, TP. Thủ Đức đã ưu tiên triển khai mạng 5G nhằm hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty công nghệ cao. Mạng 5G được đánh giá là sẽ nâng cao chất lượng công việc và học tập tại khu đô thị sáng tạo này, đồng thời hỗ trợ các hoạt động phát triển, nghiên cứu, và sản xuất sản phẩm công nghệ tại Khu Công nghệ cao TPHCM.
Mạng 5G là một nhân tố trong chiến lược xây dựng Tech Hub Thành phố Thủ Đức tại khu vực Đông Sài Gòn
Bên cạnh đó, TP. Thủ Đức cũng đang được UBND TPHCM đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng giao thông để giúp khu vực này trở nên “lý tưởng” hơn. Nhiều dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng đang nằm trong kế hoạch, bao gồm việc mở rộng các trục đường như Lê Văn Việt, Lã Xuân Oai, và Đỗ Xuân Hợp (Quận 9), cũng như mở rộng quốc lộ 13, đường Tô Ngọc Vân, và tuyến đường Vành đai 2 (đoạn đi qua khu vực Thủ Đức). Tất cả những nỗ lực này cho thấy việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông là một trong những ưu tiên hàng đầu tại TP. Thủ Đức trong thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, với vị trí gần các trung tâm đô thị, làng đại học quốc gia và cộng đồng công nghệ sôi động, việc xây dựng và phát triển tại Khu Công nghệ cao TPHCM cũng là một yếu tố quan trọng giúp TP. Thủ Đức tạo nên một khu Tech Hub lý tưởng – nơi tập trung những công ty công nghệ và tạo nên những cơ hội liên kết, chia sẻ kiến thức và tăng cường sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ cho TPHCM.
TP. Thủ Đức đang được UBND TPHCM chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông
Với tất cả các yếu tố cần thiết để xây dựng một đô thị thông minh, TP. Thủ Đức được kỳ vọng trở thành trung tâm sáng tạo, dẫn dắt kinh tế trong lĩnh vực tri thức. Đồng thời, nơi này sẽ trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, từng bước hình thành một khu đô thị sáng tạo, tương tác cao của TPHCM. Việc tập trung các công ty công nghệ tại Tech Hub giúp tạo ra một môi trường đa dạng và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác cũng như giao thương giữa các doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Thị trường văn phòng cho thuê hạng A tại khu vực Đông Sài Gòn trong tương lai có gì đáng chú ý?
OneHub Saigon – Định hướng trở thành một Tech Hub Thành phố Thủ Đức đầy hứa hẹn tại Đông Sài Gòn
OneHub Saigon là một trong những dự án tiên phong trong việc phát triển mô hình quần thể doanh nghiệp campus-style tại Việt Nam. Dự án này có vị trí chiến lược tại Khu Công nghệ cao TPHCM, lấy cảm hứng theo văn hóa đi làm từ Singapore và được GawNP Capital đầu tư phát triển.
Với diện tích hơn 12ha, OneHub Saigon là một khu phức hợp quần thể doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế. Nơi đây bao gồm 7 tòa tháp văn phòng xanh hiện đại. Bên cạnh đó, dự án còn có khu trung tâm thương mại, khu lưu trú kết hợp làm việc, khu trung tâm đào tạo và nhiều tiện ích giải trí dành riêng cho cư dân sống xung quanh và nhân viên tại OneHub Saigon.
OneHub Saigon được đánh giá là một Tech Hub Thành phố Thủ Đức tiềm năng với khuôn viên xanh phù hợp phát triển công nghệ
OneHub Saigon được thiết kế theo hướng lấy con người làm trung tâm phát triển tạo nên một môi trường làm việc thân thiện và tiện nghi. Hành lang được kết nối bằng mái che, mang lại sự liên kết giữa các tòa nhà trong quần thể. Khu tổ chức sự kiện ngoài trời và khu công viên rộng lớn nằm ở trung tâm dự án, tạo điểm đặc biệt cho không gian xung quanh.
Một điểm nổi bật đáng chú ý tại OneHub Saigon là mật độ xây dựng thấp. Với hơn 30% diện tích được dành cho không gian xanh, dự án là một trong số ít các khu phức hợp văn phòng có chứng nhận LEED Silver từ Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ.
OneHub Saigon – Một Tech Hub Thành phố Thủ Đức đầy hứa hẹn
OneHub Saigon – Văn phòng lý tưởng cho doanh nghiệp công nghệ, mang đến không gian làm việc tối ưu và chi phí thuê hợp lý, sánh ngang với khu trung tâm của TPHCM:
- Với kiến trúc thông minh và chất lượng vượt trội, các văn phòng tại OneHub Saigon đáp ứng tốt các yêu cầu đặc biệt của doanh nghiệp công nghệ. Các không gian văn phòng được thiết kế linh hoạt, không cột để tối đa hóa sự sắp xếp và sử dụng không gian. Sàn văn phòng rộng tới 2000m2 và có khả năng chịu tải lớn (5 kN/m2) đảm bảo an toàn cho việc sử dụng các thiết bị và máy móc nghiên cứu.
- Văn phòng tại OneHub Saigon đáp ứng theo các tiêu chuẩn xây dựng an toàn hạng A theo yêu cầu như vách tường chống cháy và kính 2 lớp, đảm bảo sự an toàn cho nhân viên và tài sản. Trần cao 3 mét giúp không gian trở nên rộng rãi và thoáng đãng, tạo cảm giác thoải mái và tăng cường sự sáng tạo trong công việc.
- OneHub Saigon cũng cam kết đảm bảo hoạt động và an ninh 24/24 để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đảm bảo sự yên tâm và tiện lợi trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh quan trọng.
Trần cao 3 mét với thiết kế hiện đại là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp cần không gian làm việc thông thoáng
Có thể thấy, khu phức hợp văn phòng thương mại OneHub Saigon được đánh giá như là một giải pháp không gian làm việc hấp dẫn cho các công ty đang mở rộng, di dời hoặc hợp nhất văn phòng. Các công ty tìm kiếm không gian làm việc lớn và môi trường làm việc tăng cường hiệu suất có thể lựa chọn OneHub Saigon.
Hiện tại, tòa tháp Tower 1 và khuôn viên xanh bên ngoài đã được đưa vào hoạt động. Với tổng diện tích sử dụng lên đến 10.200m2, Tower 1 có thể đáp ứng tốt nhu cầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ chuyển đổi số cả về tiêu chuẩn an ninh, không gian rộng rãi cùng cơ sở vật chất hiện đại. Việc cung cấp một diện tích cho thuê lớn từ Tower 1 cũng giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt văn phòng hiện tại tại TPHCM một cách tối ưu.
Với tất cả những ưu điểm và tiện ích, OneHub Saigon cùng Tower 1 là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp công nghệ, mang đến môi trường làm việc hiện đại, tiện nghi, tăng cường sự phát triển và thành công của các doanh nghiệp trong ngành công nghệ.
Tòa Tower 1 tại OneHub Saigon
Kết
Không chỉ được biết đến với “vị trí vàng” trong khu vực Đông Nam Á mà Việt Nam còn là điểm đến đầu tư quan trọng của nhiều quốc gia cũng như các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia trên thế giới. Sở hữu những trung tâm dữ liệu cao cấp quy mô lớn, điện toán đám mây phát triển mạnh mẽ cùng nhiều hệ sinh thái công nghệ cao với các chính sách đầu tư mở và nhất quán, những yếu tố này tạo điều kiện để Việt Nam trở thành “con hổ mới của châu Á” đầy tiềm năng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật – công nghệ số.
Để đạt được điều này, Việt Nam đã và đang xây dựng những khu vực chuyên biệt về lĩnh vực công nghệ, tiêu biểu như Tech Hub Thành phố Thủ Đức – OneHub Saigon. Đây được xem là một điểm đến đầu tư thú vị cũng như hứa hẹn sẽ là một “ngôi nhà chung” cho cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ trong tương lai.
Khám phá: Bên trong tòa nhà văn phòng tại OneHub Saigon có gì đặc biệt?