Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam: Xu hướng đầu tư tất yếu vào ngành bất động sản trong 5 năm tới
Sự bùng nổ của nền kinh tế số đã thay đổi hoàn toàn hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Xu hướng mua sắm trực tuyến đã giúp thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau đại dịch. Điều này tạo ra cơ hội cho trung tâm dữ liệu tại Việt Nam trở thành “đất màu mỡ” cho các nhà đầu tư trong vài năm tới. Một bằng chứng rõ ràng là vào năm 2025 TPHCM dự tính sẽ có 2 trung tâm dữ liệu tại Khu Công nghệ cao TPHCM với tiêu chuẩn Tier 3 đi vào hoạt động. Đây sẽ là những dự án trung tâm dữ liệu tại Khu Công nghệ cao TPHCM đầu tiên tại khu vực Đông Sài Gòn đạt chuẩn Tier 3.
Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư
Lĩnh vực bất động sản trung tâm dữ liệu đã mở ra một hướng mới trong chiến lược đầu tư và kinh doanh của các nhà đầu tư. Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là một trong 10 thị trường mới nổi trên bản đồ trung tâm dữ liệu toàn cầu. Thị trường trung tâm dữ liệu tại Việt Nam tập trung chủ yếu ở hai trung tâm kinh tế lớn nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Riêng tại TPHCM có đã có khoảng 20 trung tâm và 60 nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên số trung tâm dữ liệu đạt chuẩn cao còn rất ít. Vào năm 2025 dự tính sẽ có 2 trung tâm dữ liệu Khu Công nghệ cao TPHCM đi vào hoạt động với chuẩn Tier 3
Lĩnh vực trung tâm dữ liệu đang là mỏ vàng chưa được khai phá tại Việt Nam
Theo một báo cáo của Savills, dự kiến tỷ lệ tăng trưởng của thị trường trung tâm dữ liệu sẽ tăng ở mức trung bình hàng năm là 14,64% cho đến năm 2026. Sự tăng trưởng này cho thấy tiềm năng phát triển của lĩnh vực này. Điều này cũng là một xu hướng không thể tránh khỏi mà các nhà đầu tư sẽ quan tâm trong thời gian sắp tới.
Gaw NP Capital đang đầu tư xây dựng một trung tâm dữ liệu Khu Công nghệ cao TPHCM với quy mô Tier 3, dự án mang tên 1Hub Data Center dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2025 với kinh phí đầu tư dự kiến lên đến 70 triệu USD. Một dự án trung tâm dữ liệu Khu Công nghệ cao khác với quy mô Tier 3 cùng tổng vốn đầu tư 56 triệu USD là trung tâm dữ liệu HCMC1.
Đây là hai dự án trung tâm dữ liệu Khu Công nghệ cao TPHCM đáng chú ý nhất trong thời gian tới. Với sự hấp dẫn của vốn đầu tư kết hợp với chính sách hỗ trợ và tiềm năng của thị trường bất động sản trung tâm dữ liệu Việt Nam, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu trong tương lai là cố gắng biến Việt Nam thành một trung tâm kỹ thuật số của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
2 trung tâm dữ liệu Khu Công nghệ cao TPHCM có quy mô Tier 3 sẽ sớm đi vào hoạt động
1.1 Sự bùng nổ của dữ liệu số và điện toán đám mây
Thời đại số đã đánh dấu sự xuất hiện của một thời kỳ tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ mỗi ngày. Sự phổ biến của điện thoại thông minh, thời kỳ bùng nổ của Internet of Things (IoT) cùng sự phát triển của mạng xã hội đã thúc đẩy việc gia tăng đột ngột của dữ liệu số. Những dữ liệu này cần được mã hóa và lưu trữ bởi các doanh nghiệp, từ đó không ngừng tạo ra những dòng dữ liệu lớn hơn mỗi ngày. Vấn đề về dữ liệu hiện nay không chỉ là về khối lượng dữ liệu cần lưu trữ mà còn về tốc độ xử lý và sự đa dạng trong phân loại dữ liệu.
Cốt lõi của quá trình chuyển đổi dựa trên dữ liệu này nằm ở công nghệ điện toán đám mây. Các dịch vụ đám mây mang lại tính linh hoạt, khả năng mở rộng trong lưu trữ và khả năng truy cập dữ liệu một cách hiệu quả. Khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng phụ thuộc vào các ứng dụng, lưu trữ và dịch vụ đám mây, nhu cầu thuê, sử dụng các trung tâm dữ liệu có khả năng đáp ứng tốt những yêu cầu này đã trở nên rất cấp thiết.
Các dữ liệu số liên tục được tạo mới trong các hoạt động của xã hội hiện đại
1.2 Nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu hiệu quả
Không hề nói quá khi cho rằng dữ liệu là mạch sống của nền kinh tế số. Từ các hoạt động kinh doanh quan trọng đến các hoạt động giao tiếp cá nhân, dữ liệu tạo thành cột sống của hầu hết mọi tương tác trực tuyến. Do đó, vị trí của các giải pháp lưu trữ và xử lý dữ liệu an toàn, đáng tin cậy và hiệu quả là cực kỳ quan trọng.
Trung tâm dữ liệu cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để đảm bảo dữ liệu được lưu trữ an toàn và có thể truy cập một cách nhanh chóng khi cần thiết. Chúng tích hợp các biện pháp dự phòng và hệ thống bảo vệ để giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu. Trong một thời đại mà việc một sự cố nhỏ trong hệ thống có thể tạo ra những tổn thất tài chính khổng lồ cũng tổn thất danh tiếng của doanh nghiệp, thì sự đáng tin cậy của trung tâm dữ liệu là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp và tổ chức.
1.3 Sự tăng trưởng trong sử dụng internet, thương mại điện tử và dịch vụ số
Sự phụ thuộc ngày càng tăng của toàn cầu vào internet đã tạo ra nhiều hoạt động trực tuyến thậm chí là nhiều ngành nghề mới. Việc sử dụng internet không chỉ giới hạn trong việc truy xuất hay tìm thông tin nữa mà còn bao gồm mọi thứ từ giải trí, liên lạc cá nhân đến các giao dịch kinh doanh hay thậm chí là giáo dục.
Thương mại điện tử đã trải qua một cuộc lột xác trong những năm gần đây. Sự thuận tiện của mua sắm trực tuyến và sự lan rộng của các hệ thống thanh toán số đã cách mạng hóa lĩnh vực bán lẻ. Sự chuyển đổi này dựa trên việc xây dựng được các nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ, mà tất cả đều phụ thuộc vào các trung tâm dữ liệu để xử lý giao dịch, quản lý tồn kho và tương tác với khách hàng,… một cách linh hoạt và hiệu quả.
Sự bùng nổ của internet đã tạo nên một kỷ nguyên mới khi mà rất nhiều dịch vụ có thể được giao dịch và sử dụng online
Dịch vụ kỹ thuật số, bao gồm các nền tảng streaming, mạng xã hội và các công cụ trực tuyến yêu cầu các cơ sở trung tâm dữ liệu có độ tin cậy cao. Cơ sở hạ tầng mà những trung tâm này cung cấp là cực kỳ quan trọng để đảm bảo việc cung cấp nội dung chất lượng cao và khả năng tương tác trong thời gian thực.
Xem thêm: Thị trường Data Center – Miếng bánh ngon cho những doanh nghiệp công nghệ
Sức hấp dẫn đầu tư vào trung tâm dữ liệu của Việt Nam
2.1 Vị trí địa lý chiến lược
Vị trí chiến lược của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á mang lại lợi thế tiếp cận đa dạng các thị trường đang phát triển nhanh chóng. Sự gần gũi với các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore,… đã khiến Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư muốn lĩnh vực trung tâm dữ liệu khi nhắm đến khách hàng khu vực Đông Nam Á hay châu Á nói chung.
Cơ sở hạ tầng viễn thông mạnh mẽ và hệ thống cáp dẫn dưới biển rộng lớn giúp đảm bảo kết sự nối liền mạch, ổn định. Những liên kết này hỗ trợ truyền dẫn dữ liệu nhanh chóng qua khu vực châu Á – Thái Bình Dương, biến Việt Nam thành một trung tâm thu hút các hoạt động trung tâm dữ liệu.
2.2 Môi trường kinh tế thuận lợi
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định của Việt Nam đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Sự ổn định của môi trường kinh tế đảm bảo cho những nhà đầu tư trung tâm dữ liệu đang tìm kiếm những đầu tư lâu dài an toàn và bền vững.
Chính phủ Việt Nam đang tiếp cận và hỗ trợ tích cực đối với các tiến bộ công nghệ và phát triển hạ tầng tăng cường sức hấp dẫn của đất nước. Những sáng kiến nhằm cải thiện hạ tầng kỹ thuật số đồng bộ với nhu cầu của các nhà đầu tư trung tâm dữ liệu và làm nổi bật cam kết của Việt Nam đối với việc mong muốn tạo ra một hệ sinh thái công nghiệp công nghệ phát triển.
Việt Nam là một nơi có nền kinh tế thuận lợi cho nhiều dịch vụ, sản phẩm từ khắp mọi nơi trên thế giới
2.3 Chi phí vận hành cạnh tranh
So với những địa điểm nổi bật về trung tâm dữ liệu đã được xác lập trên thế giới, Việt Nam cung cấp một lực lượng lao động dồi dào với chi phí cạnh tranh. Lợi thế này có thể ảnh hưởng đáng kể đến chi phí vận hành, làm cho trung tâm dữ liệu ở Việt Nam có lợi thế hơn về mặt tài chính.
Với sự tập trung vào tính bền vững, Việt Nam ngày càng sử dụng nhiều hơn các nguồn năng lượng tái tạo, giúp giảm chi phí vận hành liên quan đến năng lượng. Điều này không chỉ thể hiện trách nhiệm môi trường mà còn giúp giảm gánh nặng tài chính cho các trung tâm dữ liệu.
2.4 Quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu
Cam kết của Việt Nam đối với bảo vệ dữ liệu rất rõ ràng thông qua việc tăng cường quy định bảo vệ và riêng tư trong dữ liệu. Việt Nam đang liên tục cập nhật những văn bản, quy định về không gian mạng và an ninh dữ liệu trong những năm gần đây. Hệ thống này đảm bảo việc dữ liệu được lưu trữ và xử lý trong nước phải tuân thủ các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt, thu hút các doanh nghiệp quan tâm đến tuân thủ và an ninh.
Sự tăng cường toàn cầu về vấn đề an ninh trong việc lưu trữ dữ liệu làm nổi bật sự quan trọng của những địa điểm coi trọng quyền riêng tư dữ liệu. Việt Nam, thông qua những bước cụ thể trong việc tăng cường bảo mật dữ liệu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về địa điểm lý tưởng cho các trung tâm dữ liệu đáng tin cậy.
Tìm hiểu thêm: Thách thức xây dựng trung tâm dữ liệu chuẩn “xanh”
Tiêu chí chọn thuê trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
Thị trường bất động sản trung tâm dữ liệu ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để chọn một trung tâm dữ liệu có thể cung cấp dịch vụ ổn định và tốt, doanh nghiệp cần xem xét bốn tiêu chí bao gồm nhu cầu sử dụng, quy mô của trung tâm dữ liệu, vị trí đặt trung tâm dữ liệu và tính bảo mật của trung tâm dữ liệu.
Mỗi trung tâm sẽ có một định dạng khác nhau để phục vụ mục đích cụ thể. Do đó, bạn cần xác định rõ nhu cầu của mình để tránh lãng phí không gian, cơ sở hạ tầng và chi phí thuê. Quy mô của trung tâm dữ liệu khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến chiến lược vận hành; yêu cầu hệ thống sẽ khác nhau, cũng như quy mô và giá thuê. Phụ thuộc vào loại dữ liệu và mục đích sử dụng, mỗi trung tâm dữ liệu sẽ nằm ở các địa điểm khác nhau. Có trung tâm nằm ở khu vực cao cấp của các vùng hay tỉnh lân cận trung tâm thành phố.
Nên xác định mục đích sử dụng để thuê được trung tâm dữ liệu có quy mô và giá thành phù hợp nhất
Bảo mật là một yếu tố cực kỳ quan trọng của một trung tâm dữ liệu. Bạn cần chú ý đến bảo mật của hệ thống, kết nối, sự ổn định và tốc độ cao của băng thông và đường truyền để đảm bảo dữ liệu luôn được cập nhật nhanh chóng và dễ dàng phát hiện lỗi truy cập trái phép trên môi trường internet. Các trung tâm dữ liệu có Tier càng cao thì khả năng hoạt động càng ổn định, trong trường hợp có sự cố bất ngờ (như mất điện) thì các trung tâm bậc cao cũng có các biện pháp dự phòng tốt hơn.
Lấy ví dụ về dự án trung tâm dữ liệu Khu Công nghệ cao TPHCM 1Hub Data Center với tiêu chuẩn Tier 3 sẽ có khả năng hoạt động đến 99,82% thời gian trong một năm và khả năng bảo trì, sửa chữa khi đang hoạt động, giúp các hoạt động lưu trữ, dữ lý dữ liệu diễn ra một cách an toàn, ổn định. Thậm chí khi có thiên tai hay sự cố bất ngờ gây mất điện thì một trung tâm dữ liệu Tier 3 có thể duy trì hoạt động lên đến 72 giờ. Trong khi đó ở Tier 1 và 2 gần như không có các khả năng này.
1Hub Data Center là dự án trung tâm dữ liệu có tổng vốn đầu tư lớn nhất tới hiện nay tại Khu Công nghệ cao TPHCM, 70 triệu USD. Đây hứa hẹn sẽ là địa điểm cung cấp dịch vụ dữ liệu an toàn và hiệu quả bậc nhất tại TPHCM cũng như Việt Nam khi đi vào hoạt động. 1Hub Data Center dù chưa đi vào hoạt động đã được rất nhiều doanh nghiệp cả trong và ngoài Khu Công nghệ cao TPHCM liên hệ hợp tác phát triển lâu dài, chứng tỏ được sức hấp dẫn của dự án này cũng như nhu cầu sử dụng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam đang rất lớn.
Với thời gian dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2025, trung tâm dữ liệu Khu Công nghệ cao TPHCM này sẽ trở thành trung tâm dữ liệu có quy mô và tiêu chuẩn hiện cao nhất hiện nay cùng với HCMC1 tại Khu Công nghệ cao TPHCM và khu vực Đông Sài Gòn.
Trung tâm dữ liệu Khu Công nghệ cao TPHCM 1Hub Data Center là một phần trong dự án khu phức hợp OneHub Saigon
Ngoài ra, các trung tâm dữ liệu thuê cần đạt được nhiều chứng chỉ khác nhau: Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001), Hệ thống quản lý an ninh thông tin (ISO 27001, ISO 27017), Chứng chỉ An toàn Thanh toán (PCI DSS), Hệ thống quản lý năng lượng (ISO 50001),…
Kết
Trung tâm dữ liệu hứa hẹn sẽ trở thành một lĩnh vực đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam, khi mà Việt Nam đang nắm giữ nhiều yếu tố tiềm năng để trở thành một điểm sáng mới trên bản đồ công nghệ thế giới. Trong tương lai, khi 2 dự án 1Hub Data Center và HCMC1 hoàn thành, TPHCM sẽ có 2 trung tâm dữ liệu Khu Công nghệ cao TPHCM đạt chuẩn Tier 3, dẫn đầu trong làn sóng trung tâm tâm dữ liệu chất lượng, quy mô và hiện đại tại Việt Nam.