Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp – Động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc

11-10-2023
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp – Động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc gia. Tận dụng thuế và các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp một cách hợp lý có thể đem lại những chuyển biến tích cực, định hướng nền kinh tế đi theo con đường chiến lược mà một quốc gia đặt ra. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin xoay quanh thuế thu nhập doanh nghiệp một cách toàn diện và tổng quát nhất trong bài viết sau.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Khái niệm và vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp (hay profit tax) là khoản thuế trực thu từ thu nhập kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp chính bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, thu nhập từ việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các loại thu nhập khác được quy định bởi pháp luật.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế cực kỳ quan trọng để Nhà nước thực hiện các chính sách điều tiết thu nhập, công bằng xã hội, cũng như là nguồn thu quan trọng trong ngân sách quốc gia. Thuế thu nhập doanh nghiệp có năm vai trò lớn như sau:

  • Thứ nhất, đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước. Nguồn thu này sẽ được dùng cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vào việc phát triển đất nước, cải thiện dịch vụ công, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phúc lợi,…
  • Thứ hai, đây là công cụ quan trọng của nhà nước để điều tiết, quản lý nền kinh tế. Thông qua mức thuế, ưu đãi thuế cho từng doanh nghiệp, nhóm ngành mà Nhà nước có thể định hướng cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực, khu vực đặc biệt, điều tiết, thay đổi cơ cấu kinh tế quốc gia.

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có thể trở thành công cụ để nhà nước quản lý và điều tiết nền kinh tế hiệu quả hơn

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có thể trở thành công cụ để nhà nước quản lý và điều tiết nền kinh tế hiệu quả hơn

  • Thứ ba, đảm bảo công bằng xã hội. Thuế nói chung và thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng là công cụ hữu hiệu để đảm bảo công bằng xã hội. Thuế là một trong những công cụ chủ chốt để củng cố sự cân bằng kinh tế trong xã hội, giảm phân hóa giàu nghèo.
  • Thứ tư, thuế thu nhập doanh nghiệp chính là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nộp thuế.
  • Thứ năm, thuế thu nhập doanh nghiệp còn là công cụ giúp Nhà nước chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia. Thông qua các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như miễn, giảm cho các ngành, nghề nhất định mà Nhà nước có thể chuyển dịch nền kinh tế theo tầm nhìn phát triển dài hạn của quốc gia.

Tìm hiểu thêm về thuế thu nhập doanh nghiệp tại đây.

Ai là đối tượng cần đóng thuế thu nhập doanh nghiệp?

Căn cứ theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, các đối tượng cần đóng thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ gồm:

  • Các doanh nghiệp đã được thành lập và cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh theo pháp luật, có thể kể đến như doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên, công ty hợp danh, công ty cổ phần,…
  • Doanh nghiệp nước ngoài được thành lập và cấp giấy chứng nhận kinh doanh theo pháp luật, doanh nghiệp nước ngoài có chi nhánh, văn phòng tại Việt Nam.
  • Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập được công nhận bởi pháp luật và có hoạt động kinh doanh.
  • Các tổ chức có hoạt động kinh doanh, ví dụ: hợp tác xã.

Vì sao ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp lại thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế?

Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là một công cụ quan trọng trong việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất và kinh doanh cũng như thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Như đã nói trên, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giúp định hướng, chuyển dịch nền kinh tế theo định hướng của Nhà nước.

Với một nước mà nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, công nghiệp truyền thống như Việt Nam thì việc phát triển các ngành mang tính chiến lược, tiềm năng như công nghệ – thông tin, dịch vụ – du lịch sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển hiệu quả hơn, thoát ra khỏi sự phụ thuộc kinh tế vào các ngành nông – lâm – ngư nghiệp truyền thống, tránh việc bị bỏ lại bởi các nước phát triển.

Chính sách ưu đãi thuế sẽ mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho sự phát triển của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay, việc nắm bắt và tranh thủ những thời cơ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các mũi nhọn khoa học – công nghệ cao là điều tất yếu.

Việt Nam cần phát triển những ngành công nghệ mũi nhọn trên nền tảng một nền kinh tế nông nghiệp hiện đại

Việt Nam cần phát triển những ngành công nghệ mũi nhọn trên nền tảng một nền kinh tế nông nghiệp hiện đại

Việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư, nhiều doanh nghiệp mới hoạt động trong các ngành nghề mũi nhọn, đó sẽ là tiền đề để nền kinh tế chuyển dịch một cách an toàn, ổn định và hiệu quả. Ngoài ra, việc thu hút nhiều vốn đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài còn có thể mang đến những lợi ích khác ngoài kinh tế như tạo điều kiện trao đổi công nghệ, học hỏi mô hình hoạt động hay hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Lấy một ví dụ cụ thể là Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP), đây là khu công nghệ cao mang tính chiến lược của cả nước nói chung và miền Nam nói riêng. Nơi đây thu hút được rất nhiều doanh nghiệp công nghệ cả trong và ngoài nước như FPT, Samsung, Nidec, Intel,… nhờ các chính sách ưu đãi về thuế hay khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của ban quản lý Khu Công nghệ cao.

Không chỉ có các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có cơ hội đặt doanh nghiệp tại SHTP và hưởng những chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp khi đặt văn phòng tại các dự án như khu phức hợp văn phòng thương mại OneHub Saigon, do dự án này nằm trong khuôn viên của Khu Công nghệ cao TPHCM.

Toàn cảnh dự án khu phức hợp thương mại OneHub Saigon

Toàn cảnh dự án khu phức hợp thương mại OneHub Saigon

Chính sách và đối tượng hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay

Các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay bao gồm thời gian miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp,cũng như các đối tượng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. Trong đó, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp gồm 2 mô hình chính là ưu đãi về thuế suất và miễn giảm có thời gian. Theo đó, có 4 hình thức chính:

Thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo (tức 5%).

  • Mức thuế này áp dụng cho rất nhiều đối tượng, doanh nghiệp. Phổ biến nhất là thu nhập doanh nghiệp từ các dự án đầu tư mới tại các vùng kinh tế đặc biệt, khó khăn, đặc khu kinh tế, khu công nghệ cao (Ví dụ: Khu Công nghệ cao TPHCM),…
  • Thu nhập doanh nghiệp từ các dự án đầu tư mới như nghiên cứu khoa học, dự án phát triển, nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao,… hay doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao
  • Thu nhập từ lĩnh vực sản xuất, trừ các dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản và đáp ứng tiêu chí về quy mô vốn đầu tư theo quy định.
  • Doanh nghiệp có doanh thu trong lĩnh sản xuất, có quy mô từ 12 nghìn tỷ đồng và sử dụng công nghệ được thẩm định theo luật Công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ.
  • Doanh nghiệp có thu nhập từ đầu tư, sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ các ngành được quy định, ví dụ: công nghệ cao, dệt may, da giầy,…

Nhà nước đang chú trọng và khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ cao qua việc giảm nhiều loại thuế đối với nhóm ngành này

Nhà nước đang chú trọng và khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ cao qua việc giảm nhiều loại thuế đối với nhóm ngành này

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo

Mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp này áp dụng cho các hoạt động từ lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, thể thao và môi trường, giám định cho các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 15% trong suốt thời gian hoạt động

Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 17% trong thời gian 10 năm, miễn thuế 2 năm giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo

  • Đây là mức ưu đãi dành cho doanh nghiệp có thu nhập dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn được quy định tại Phụ lục của Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
  • Thu nhập doanh nghiệp từ dự án đầu tư được quy định như: sản xuất thép cao cấp, sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ nông, lâm, ngư, diêm nghiệp…

Nhà nước đang có chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhiều nhóm ngành, khu vực

Nhà nước đang có chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhiều nhóm ngành, khu vực

Thông qua 4 chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, có thể thấy Việt Nam đang chú trọng phát triển các ngành công nghệ cao với mong muốn trong tương lai nhóm ngành công nghệ có thể trở thành mũi nhọn mới trong nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhà nước vẫn duy trì và khuyến khích phát triển các ngành nông nghiệp truyền thống để tạo một bức tranh kinh tế đa dạng các nhóm ngành.

Với nhiều mặt hàng nông sản đạt chất lượng hàng đầu thế giới như lúa gạo, cà phê, ca cao,… thì việc duy trì và phát triển một nền nông nghiệp vững mạnh là điều tất yếu. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế một quốc gia là một hành trình lâu dài, thế nên việc củng cố các nhóm ngành cũ, đẩy mạnh khuyến khích đầu tư vào các nhóm ngành mới là một nước đi an toàn, khôn ngoan và sáng suốt.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp cơ bản như sau:

Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) x thuế suất = Thuế TNDN cần đóng.

  • Thu nhập tính thuế được tính bằng công thức tổng quát như sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định.

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ: là mức trích lập doanh nghiệp tự quyết hằng năm, tối đa 10% thu nhập tính thuế ((theo Khoản 1 Điều 18 Nghị định 218/2013/NĐ-CP).
  • Thuế suất: Thuế suất doanh nghiệp cơ bản là 20%, trừ một số trường hợp hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc các ngành được quy định mức thuế riêng như khai thác khoáng sản, dầu khí, tài nguyên quý,…
  • Khoản lỗ được kết chuyển theo quy định: là khoản chênh lệch âm của thu nhập tính thuế, chưa bao gồm các khoản lỗ của năm trước.
  • Thu nhập được miễn thuế: gồm các loại thu nhập của doanh nghiệp được miễn, giảm thuế theo quy định.
  • Các khoản thu nhập chịu thuế: Là các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh, sản xuất và các loại thu nhập được quy định như sau:
    • Thu nhập từ chuyển giao vốn, chuyển giao bất động sản.
    • Thu nhập từ quyền sở hữu sử dụng tài sản, cho thuê hay thanh lý tài sản.
    • Một số khoản thu khác theo Thông tư 78/2014/TT-BTC

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác.

  • Doanh thu: Là toàn bộ số tiền có được từ việc bán hàng, gia công, cung cấp dịch vụ, các khoản trợ giá mà doanh nghiệp được hưởng.
  • Chi phí được trừ: là những khoản thực chi khi phát sinh trong hoạt động kinh doanh doanh sản xuất để phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Nhà nước.

Trên đây là công thức chung nhất để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Mức thuế thu nhập mà doanh nghiệp đóng có thể sẽ khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhóm ngành, khu vực, sản phẩm doanh nghiệp,…

Xem thêm: Vì sao nên chọn thuê văn phòng ở Khu Công nghệ cao TPHCM

Hệ quả của việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp dàn trải

Việc ưu đãi thuế thu nhập dàn trải cho các doanh nghiệp ở nhiều nhóm ngành, khu vực cũng mang lại một số hệ quả nhất định. Hệ quả đầu tiên đó là các doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi về thuế vẫn thường tập trung tại các vùng trọng điểm kinh tế, tuy có ưu đãi cho các vùng kinh tế xã hội khó khăn thế nhưng vẫn có rất ít doanh nghiệp hoạt động tại các khu vực này.

Nếu có thì cũng thường là các doanh nghiệp có sản phẩm đặc thù gắn với vùng, khu vực đó (như nông sản, lâm nghiệp, thủy sản). Các doanh nghiệp tại các vùng kinh tế khó khăn cũng gặp nhiều bất lợi hơn trong việc tiếp cận và hưởng ưu đãi thuế hơn. Vì sao lại khó tiếp cận hơn?

Bởi vì quy trình xét duyệt các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn hưởng ưu đãi thuế còn rất “nhiêu khê”, phức tạp mà thậm chí nhiều doanh nghiệp có thể mất hàng năm trời để có thể xác nhận đủ tiêu chuẩn được hưởng ưu đãi thuế. Vấn đề bất cập này một phần là do chưa có những quy trình thực sự rõ ràng, khúc chiết để làm mẫu chung cho các doanh nghiệp.

Tiền thuế bị giảm có thể được dùng để nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, dịch vụ y tế, giao dục…

Tiền thuế bị giảm có thể được dùng để nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, dịch vụ y tế, giao dục…

Hệ quả thứ hai và rõ ràng nhất đó là nguồn thu ngân sách của Nhà nước giảm mạnh. Theo thống kê năm 2020, chỉ 3% số doanh nghiệp hoạt động được miễn thuế thu nhập nhưng mức thuế bị giảm lên đến 27% tổng doanh thu từ thuế thu nhập mà Nhà nước thu được. Có thể thấy, tuy chỉ có một số ít doanh nghiệp tận dụng các ưu đãi về việc miễn giảm thuế đã ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn ngân sách Nhà nước.

Đây là một khoản ngân sách rất lớn có thể được dùng để phát triển các dịch vụ công ích khác như giáo dục, y tế, môi trường,… Có thể thấy, ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp cũng là một con dao hai lưỡi có thể ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia. Thế nhưng, để có thể thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế sôi động hơn với các ngành mũi nhọn mới thì đây là điều cần phải đánh đổi.

Kết

Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ đắc lực của Nhà nước trong việc thúc đẩy, điều tiết và chuyển dịch nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Là một nước đang phát triển, Việt Nam đang cần hơn nữa những chính sách khuyến khích đầu tư khoa học công nghệ bên cạnh việc củng cố một nền nông nghiệp phát triển.

Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp mang lại những lợi ích rất lớn trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Thế nhưng kéo theo đó là một số hệ quả cần khắc phục như quy trình xét hưởng doanh nghiệp nhận ưu đãi hay giảm một nguồn thu lớn của ngân sách.

Xem thêm: Ưu đãi thuế tại Khu Công nghệ cao TPHCM và tại sao Doanh nghiệp nước ngoài nên đầu tư vào Việt Nam