Tầm quan trọng của tuyến metro trong giao thông đô thị tại TPHCM
TPHCM đang muốn mau chóng thí điểm mô hình đô thị nén TOD quanh các tuyến metro và đường vành đai của TPHCM. Mô hình TOD là gì? Metro đóng vai trò thế nào trong giao thông và phát triển đô thị? Những dịch vụ, văn phòng trên tuyến metro sẽ phát triển thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết.
1. Chủ trương xây dựng đô thị nén TOD quanh tuyến Metro và đường vành đai
Sở Giao thông vận tải TPHCM đang hội ý các chuyên gia và lấy ý kiến từ các sở, ban ngành địa phương để hoàn tất đề án đô thị nén (TOD) nhằm trình lên Ủy ban nhân dân TPHCM vào cuối năm 2023. Mô hình TOD (Transit Oriented Development) hay đô thị nén là mô hình đô thị phát triển theo định hướng giao thông công cộng. TOD sẽ lấy định hướng phát triển giao thông công cộng để làm cơ sở cho việc quy hoạch đô thị, với các điểm tập trung dân cư sẽ là các đầu mối giao thông công cộng rồi từ đó phát triển ra các hệ thống giao thông phân tán.
Nhật Bản là quốc gia tiêu biểu áp dụng hiệu quả mô hình đô thị TOD khi đất nước này sở hữu hệ thống tàu điện công cộng hiện đại và rộng khắp cả nước
TPHCM đang muốn thí điểm mô hình TOD ở khu vực các nhà ga của tuyến Metro 1 Bến Thành – Suối Tiên và các nút giao thông của dự án đường Vành đai 3. Đây là hai dự án giao thông quan trọng đang trong quá trình xây dựng với các đầu mối giao thông chính đã được xác định rõ ràng. Quỹ đất xung quanh hai dự án trên cũng đã được Sở Quy hoạch – Kiến trúc Thành phố cùng Ủy ban nhân dân các quận, huyện và TP Thủ Đức rà soát, thống kê, có thể ứng dụng triển khai ngay một số dự án thí điểm.
Đường Vành đai 3 sẽ giúp mở rộng khả năng kết nối từ TPHCM đến các khu vực lân cận
Sau giai đoạn thí điểm ban đầu, mô hình TOD sẽ được nhân rộng ra ở một số khu vực lân cận các đường vành đai cũng như tuyến metro khác trong tương lai. Dự án Metro 2 Bến Thành – Thanh Lương đã xác định vị trí các đầu mối giao thông chính có thể sẽ là dự án tiếp theo được thí điểm mô hình này trong tương lai.
Mô hình TOD sẽ đẩy mạnh các công trình dịch vụ bên cạnh các điểm giao thông đầu mối như chung cư, khu mua sắm, giải trí, dịch vụ hay văn phòng trên tuyến metro hoặc xe bus
Nói về mô hình đô thị nén, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM cho biết đây là nơi có mật độ dân số cao trên diện tích nhỏ, lấy sự phát triển về chiều cao và không gian phía trên làm chủ đạo thay vì chiều rộng. Đô thị nén sẽ là các khu vực có ranh giới rõ ràng, có đầy đủ các dịch vụ, tiện ích sống hay các văn phòng trên tuyến metro. Tuy nhiên, khoảng thời gian để áp dụng cơ chế mới chỉ khoảng 5 năm, nên các cơ quan, bộ ngành cần đẩy nhanh tiến trình thực hiện.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TPHCM cho rằng khai thông được giao thông cũng là khai thông được nguồn lực rất lớn cho TPHCM để giúp thành phố giữ vững vai trò là nơi trọng điểm dẫn đầu nền kinh tế. của cả nước. Phát triển đô thị theo hướng TOD sẽ là mô hình mới mà TPHCM theo đuổi.
Xem thêm: Văn phòng cho thuê nằm cạnh tuyến Metro số 1 thuận tiện di chuyển
2. Metro đóng vai trò quan trọng thế nào trong giao thông đô thị?
Tuyến metro đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông đô thị hiện đại với nhiều lợi ích to lớn trong việc phát triển đô thị bền vững, không phải ngẫu nhiên mà các nước phát triển đều chú trọng phát triển giao thông công cộng nói chung và metro đô thị nói riêng.
Trước hết, việc giảm ùn tắc giao thông là một trong những lợi ích lớn nhất mà metro mang lại. Metro giúp giảm áp lực cho các tuyến đường giao thông quan trọng, giảm thiểu tình trạng ùn tắc, đồng thời tiết kiệm được thời gian di chuyển của người dân. Việc đi lại, làm việc trên các tòa nhà văn phòng trên tuyến metro từ lâu đã trở thành mong muốn của nhiều người ở gần khu vực tuyến Metro 1 Bến Thành – Suối Tiên, thế nhưng phải đến năm 2024, người dân TPHCM mới có thể lần đầu tiên di chuyển bằng phương tiện này.
Kẹt xe – vấn đề chưa bao giờ cũ tại các đô thị lớn như TPHCM hay Hà Nội
Việc sử dụng phương tiện công cộng như metro giảm lượng khí thải từ các phương tiện cá nhân, giúp giảm ô nhiễm không khí và giữ cho không khí thành phố được trong lành hơn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi vấn đề môi trường và phát triển đô thị bền vững đang ngày được nêu cao. Là thành phố có quy mô dân số hơn 9 triệu người, TPHCM đang cần hơn những hệ thống giao thông công cộng để giảm bớt lượng khí thải và bụi mịn từ lượng phương tiện giao thông khổng lồ trong thành phố.
Phát triển đô thị bền vững là ưu tiên trong chiến lược quy hoạch và phát triển đô thị của nhiều nước phát triển
Việc di chuyển bằng đường sắt đô thị cũng an toàn hơn việc di chuyển bằng phương tiện giao thông rất nhiều. Với hệ thống và quy trình được kiểm soát nghiêm ngặt, người dân có thể di chuyển an toàn, tiện lợi, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Metro cũng là công cụ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị ở tại khu vực xung quanh metro, cụ thể là mô hình TOD đang được TPHCM theo đuổi. Việc xây dựng metro cũng giúp người dân dễ dàng kết nối và làm việc tại nhiều khu vực, kích thích sự phát triển kinh tế xung quanh các đầu mối giao thông xung quanh trạm metro. Nếu kết hợp metro với các phương tiện giao thông công cộng khác như xe bus, bus dưới nước, xe đạp,… thì TPHCM có thể tạo ra một hệ thống giao thông đô thị toàn diện, vừa an toàn, bền vững lại giảm thiểu các vấn đề về giao thông.
Xem thêm: Tìm hiểu Tech Hub là gì và cơ hội phát triển cho doanh nghiêp tại Khu Công nghệ cao
3. Tình hình tuyến Metro tại TPHCM hiện nay
Ngoài tuyến Metro 1 sắp đi vào hoạt động năm 2024, hiện tại TPHCM đang có kế hoạch xây dựng 8 tuyến metro với tổng chiều dài khoảng 170 km, bao gồm:
- Tuyến Metro số 1: Bến Thành – Suối Tiên với chiều dài khoảng 19,7km, 14 nhà ga, đi từ Quận 1, đi Bình Thạnh đến Quận 9 TP Thủ Đức.
- Tuyến Metro số 2: Bến Thành – Tham Lương với chiều dài 48km với 42 nhà ga, đi từ Thủ Thiêm, Quận 2 đến huyện Củ Chi.
- Tuyến Metro số 3a: Bến Thành – Depot Tân Kiên với chiều dài 19,58km, với 17 nhà ga, đi từ Bến Thành đến bến xe Miền Tây và ga cuối tại Depot Tân Kiên thuộc huyện Bình Chánh.
- Tuyến Metro số 3b: Ngã 6 Cộng Hòa – Hiệp Bình Phước có chiều dài 12,2km, 10 nhà ga kết nối TP Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương đến quận Thủ Đức.
- Tuyến Metro số 4: Thạnh Xuân – Khu đô thị Hiệp Phước với chiều dài 35,75km, 30 nhà ga từ Thạnh Xuân (Quận 12) đến Hiệp Phước (huyện Nhà Bè).
- Tuyến Metro số 4b: Ga công viên Gia Định – Lăng Cha Cả có chiều dài 3,2km với 3 nhà ga.
- Tuyến Metro số 5: Depot Đa Phước – Cần Giuộc – Cầu Sài Gòn với chiều dài 23,39km gồm 21 ga.
- Tuyến Metro số 6: Đầm Sen – Phú Lâm với chiều dài 6,8km, từ Bà Quẹo – Âu Cơ – Vòng xoay Phú Lâm.
Sơ đồ các tuyến metro đang được lên kế hoạch tại TPHCM
Tuy nhiên, ngoài trừ tuyến Metro 1 thì trong 8 dự án chỉ có tuyến Metro 2 và 3a là dự kiến hoàn thiện vào năm 2026, các tuyến metro còn lại đa số vẫn đang dừng ở giai đoạn hoàn tất thiết kế, quy hoạch hoặc còn trên giấy tờ.
Các bến mà tuyến Metro 1 sẽ đi qua
Tuyến Metro vẫn sẽ là dự án tiên phong đi vào hoạt động năm 2024 , vốn đã trễ khá lâu so với dự định ban đầu là đi vào hoạt động vào năm 2017. Sau nhiều lần trễ hẹn, thì gần nhất Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã xin gia hạn thời gian thi công sang năm 2024 và đi vào hoạt động thương mại vào tháng 7/2024. Dù vậy, đây vẫn là một dự án được nhiều người kỳ vọng sẽ làm thay đổi dần thói quen di chuyển của người dân khu vực xung quanh tuyến metro này. Những làm việc tại các văn phòng trên tuyến metro sẽ là những người hưởng lợi nhiều nhất, khi mà không còn phải tham gia giao thông và đối mặt với các vấn đề kẹt xe, ô nhiễm hay tai nạn giao thông nữa.
Đối với khu vực Đông Sài Gòn, Metro 1 sẽ mở ra một ra một sức hút nhân lực và kinh tế lớn cho nơi đây. Nhất là khi đây là nơi đang được tập trung phát triển trở thành mũi nhọn công nghệ – kinh tế mới của TPHCM. Mô hình đô thị nén TOD sẽ giúp TP Thủ Đức trở nên sôi động hơn vào tương lai gần, khi mà sự phát triển đô thị theo chiều dọc tại TP Thủ Đức vẫn chưa thực sự mạnh mẽ.
Metro 1 sẽ thổi làn gió mới vào sự phát triển của khu vực Đông Sài Gòn
Nhiều dự án bất động sản nhà ở hay văn phòng trên tuyến metro như OneHub Saigon tại Khu Công nghệ cao TPHCM sẽ được hưởng lợi lớn, khi mà khách hàng có thêm một lý do để chọn lựa các dự án này. Nói tóm lại, Metro 1 mang một ý nghĩa lớn trong sự phát triển đô thị của khu vực Đông Sài Gòn. Các công trình dịch vụ, nhà ở, văn phòng trên tuyến Metro 1 sẽ ngày một nhiều hơn khi được hưởng nhiều lợi thế to lớn từ tuyến metro này.
4. Kết
TPHCM đang có chủ trương theo đuổi mô hình đô thị nén TOD khi mà các dự án giao thông như metro hay đường vành đai TPHCM dần dần hoàn thiện. Những tuyến metro tại TPHCM sẽ đóng một vai trò to lớn trong việc phát triển đô thị bền vững và giải quyết nhiều vấn đề mà về giao thông, xã hội, môi trường mà đô thị hơn 9 triệu dân đang gặp phải. Vào năm 7/2024, tuyến Metro 1 đi vào hoạt động hứa hẹn sẽ mang đến nhiều sự thay đổi tích cực cho TP Thủ Đức. Các trung tâm mua sắm, dịch vụ, nhà ở hay văn phòng trên tuyến Metro 1 sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn theo mô hình đô thị nén TOD.
Tìm hiểu thêm: Trung tâm dữ liệu với hơn 70 triệu USD vốn đầu tư – 1Hub Data Center