Những thách thức của mô hình hybrid working tại Việt Nam

20-02-2024
Những thách thức của mô hình hybrid working tại Việt Nam

Mô hình hybrid working đã không còn quá xa lạ tại Việt Nam và cũng như đang được nhiều doanh nghiệp trên thế giới ứng dụng. Vậy mô hình này mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp cũng như người lao động? Mô hình này liệu có những hạn chế gì? Doanh nghiệp nào nên ứng dụng mô hình làm việc này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Mô hình hybrid working là gì?

Hybrid working hay mô hình làm việc kết hợp là sự kết hợp của hai mô hình làm việc từ xa và truyền thống tại văn phòng. Người làm việc sẽ cùng với tổ chức nhằm thống nhất thời gian làm việc và có thể thay đổi thay mục tiêu của dự án hay hoạt động của tổ chức hay doanh nghiệp. Do là một mô hình còn khá mới, thế nên dường như không có các quy tắc chung nào cho việc ứng dụng mô hình này.

Mô hình hybrid working đang ngày càng phổ biến hơn

Mô hình hybrid working đang ngày càng phổ biến hơn

Mô hình hybrid working đang ngày càng được ứng dụng bởi nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc tế hay trong các lĩnh đặc thù linh động về thời gian như như các ngành công nghệ cao hay sáng tạo nội dung trên không gian mạng. Trong khoảng thời gian đại dịch, mô hình làm việc kết hợp càng được nhiều công ty lựa chọn với nhiều lý do như giảm bớt chi phí hoạt động, tạo sự an toàn cần thiết trong đại dịch cũng như sự thuận tiện cho người lao động.

Kể cả sau khi kết thúc đại dịch thì ngày càng nhiều hơn các doanh nghiệp đang ứng dụng mô hình làm việc này. Ở Việt Nam, mô hình làm việc này cũng đang được lựa chọn ngày càng nhiều hơn bởi các doanh nghiệp với những lợi ích mà mô hình làm việc này đang mang lại.

Những ưu điểm nổi bật

Ưu điểm đầu tiên cần nhắc đến của mô hình làm việc hybrid working đó chính là sự linh động, linh hoạt của mô hình này. Nhân viên có thể linh động quản lý thời gian làm việc của mình theo các nhu cầu cá nhân cũng như tận dụng khoảng thời gian mà họ cảm thấy năng suất, nhiều năng lượng nhất để làm việc hiệu quả hơn. Người làm việc cũng có thể tùy biến lịch làm việc của mình cho các nhu cầu cá nhân như chăm sóc người thân, gia đình, tham gia các hoạt động xã hội, giải trí,…

Mô hình làm việc kết hợp có nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động

Mô hình làm việc kết hợp có nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động

Mô hình làm việc này cũng đã chứng minh khả năng thu hút và giữ chân nguồn nhân lực của mình, nhất là trong các ngành đặc thù như công nghệ phần mềm, lập trình hay sáng tạo nội dung. Nếu doanh nghiệp quản lý và vận hành tốt thì hiệu suất làm việc lẫn tinh thần của nhân viên trong doanh nghiệp đều sẽ có những tiến triển tích cực so với mô hình truyền thống. Không những vậy, khi ứng dụng mô hình làm việc kết hợp, doanh nghiệp cũng có thể tăng khả năng tiếp cận các ứng viên mới, tiềm năng khi mà làm việc trực tiếp không còn là yếu tố bắt buộc.

Một ưu điểm khác của mô hình làm việc này mang đến cho doanh nghiệp đó là tiết kiệm chi phí vận hành. Các chi phí như thuê văn phòng, thiết bị, năng lượng, nước sử dụng,… sẽ được giảm bớt, từ đó, gánh nặng chi phí vận hành doanh nghiệp sẽ được nhẹ bớt, phần chi phí này có thể sử dụng cho khác hoạt động khác cho doanh nghiệp như đào tạo, lương thưởng, sự kiện,… nhằm cải thiện trình độ, tinh thần làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Mô hình Hybrid Working là gì và có thật sự lý tưởng trong thời đại hiện nay?

Người lao động có thể sắp xếp và lựa chọn khoảng thời gian cho hiệu suất làm việc tốt nhất

Người lao động có thể sắp xếp và lựa chọn khoảng thời gian cho hiệu suất làm việc tốt nhất

Một vấn đề đang được quan tâm gần đây từ phía người lao động lẫn doanh nghiệp đó chính là cân bằng giữa cuộc sống và công việc hay work-life balance. Khi nhân lực của các doanh nghiệp ngày càng chịu nhiều sức ép từ công việc thì hiện trạng quá tải, stress hay burn out do công việc ngày càng diễn ra nhiều hơn. Việc ứng dụng mô hình hybrid working sẽ cho người lao động những khoảng nghỉ phù hợp theo nhịp sống và làm việc của mình, từ đó giảm căng thẳng cũng như gia tăng động lực làm việc.

Thế nhưng, để ứng dụng tốt một mô hình làm việc còn mới và thiếu các quy định cụ thể trong doanh nghiệp thì vẫn còn rất nhiều vấn đề, thách thức mà cả người lao động và doanh nghiệp cần đối mặt.

Thách thức của mô hình hybrid working

Thách thức đầu tiên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đối mặt đó là sự chưa phổ biến của mô hình làm việc này. Từ đó, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không có khuôn mẫu để quan sát, học tập, ứng dụng nhằm vận hành luồng công việc và quản lý nhân viên một cách hiệu quả. Điều này sẽ là một rủi ro lớn cho doanh nghiệp, vì nếu không thể áp dụng hiệu quả, doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều hệ quả nghiêm trọng.

Việc ứng dụng mô hình hybrid working cũng yêu cầu khả năng quản lý cao hơn, khi mà ban lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ quản lý phải giám sát, đốc thúc những người làm việc từ xa để đảm bảo sự hiệu quả trong công việc. Ngoài ra, việc tiếp cận dữ liệu làm việc từ các địa điểm truy cập cá nhân hay công cộng cũng có thể gây ra các rủi ro bảo mật cho doanh nghiệp.

Không phải lĩnh vực nào cũng có thể ứng dụng mô hình hybrid working

Không phải lĩnh vực nào cũng có thể ứng dụng mô hình hybrid working

Hiện nay, chỉ mới có một số ngành có thể ứng dụng mô hình làm việc kết hợp một cách hiệu quả. Một số các ngành như công nghệ, truyền thông, bán hàng, marketing,… đã cho thấy sự hiệu quả, tối ưu của mô hình làm việc này. Thế nhưng với các ngành đặc thù như ngân hàng, tài chính thì những yếu tố liên quan đến tính bảo mật, sự chính xác và an toàn trong công việc buộc người lao động phải làm việc thông qua các mạng nội bộ của doanh nghiệp, thế nên việc tiếp cận và ứng dụng mô hình làm việc này gần như là không thể.

>>> Tìm hiểu thêm: Mô hình Hybrid Working và Remote Working có khác nhau?

Giải pháp nào cho doanh nghiệp Việt Nam muốn ứng dụng mô hình hybrid working?

Có một số cách để doanh nghiệp ứng dụng mô hình hybrid working một cách dễ dàng và hiệu quả hơn có thể kể đến như tăng cường kết nối nội bộ, đào tạo, thống nhất về quy trình làm việc và cải thiện bộ máy quản lý.

Doanh nghiệp có thể đào tạo quy trình làm việc theo mô hình hybrid working cho nhân viên của mình để vận hành một cách thống nhất và hiệu quả

Doanh nghiệp có thể đào tạo quy trình làm việc theo mô hình hybrid working cho nhân viên của mình để vận hành một cách thống nhất và hiệu quả

Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ, phần mềm quản lý khối lượng và kết quả công việc online để tối ưu khả năng quản lý và nắm bắt tình hình làm việc của nhân viên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên đơn giản hóa các cuộc họp, thảo luận nhằm tiết kiệm thời gian và truyền đạt thông tin súc tích, hiệu quả. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tăng cường sự kết nối của nhân viên với doanh nghiệp bằng cách mở ra các sự kiện, những trò chơi hay tiện ích tại văn phòng để nhân viên duy trì thói quen đến công ty và giữ sự liên kết với đồng nghiệp một cách bền chặt hơn.

Cuối cùng là cải tổ bộ máy quản lý để phù hợp với mô hình làm việc. Doanh nghiệp có thể đào tạo nhân viên các công cụ hỗ trợ làm việc online hiệu quả, cung cấp kênh giao tiếp đơn giản, dễ tiếp cận, truyền tải thông tin nhanh chóng giữa nhân viên và quản lý.

Kết

Tuy còn khá mới, nhưng mô hình hybrid working vẫn cho thấy tiềm năng ứng dụng của mình trong tương lai, nhất là các lĩnh vực liên quan đến truyền thông, công nghệ hay các sản phẩm trong không gian số. Tại Việt Nam, việc ứng dụng mô hình này còn gặp nhiều thách thức, chủ yếu là do chưa có những khuôn mẫu hỗ trợ các doanh nghiệp tái tổ chức lại doanh nghiệp và vận hành theo mô hình này một cách hiệu quả, nhất quán. Tuy vậy, đây vẫn là một mô hình làm việc mang lại nhiều lợi ích mà cả người lao động lẫn doanh nghiệp đều sẽ được lợi nếu biết ứng dụng đúng cách.

>>> Xem thêm: Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên với mô hình Hybrid Working