Chính phủ chính thức phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia
Vào Quý III/2023, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia với nhiều mục tiêu cần đạt được từ năm 2025 – 2030. Vậy những mục tiêu đó là gì? Trung tâm dữ liệu quốc gia có vai trò, vị trí như thế nào trong cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam? Vì sao Việt Nam còn cần nhiều hơn nữa những dự án trung tâm dữ liệu chất lượng, quy mô như 1Hub Data Center trong tương lai gần tại Khu Công nghệ cao TPHCM? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Trung tâm Dữ liệu quốc gia có vai trò gì?
Ngày 30/10/2023, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu Quốc gia thông qua việc ban hành Nghị quyết số 175/NQ-CP. Quan điểm-của chính phủ là xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước theo xu thế hiện nay cũng như xứng tầm với thế giới. Trung tâm dữ liệu sẽ là bước đầu để thay đổi những vấn đề nền tảng trong mục tiêu quản lý xã hội, chỉ đạo điều hành, phân tích thông tin, dịch vụ cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, xa hơn là thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Theo đó Việt Nam cần nhanh chóng triển khai kế hoạch xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia để thay đổi một cách toàn diện các công tác thu thập, lưu trữ, quản lý, chia sẻ thông tin, dữ liệu quốc gia. Những thay đổi này được kỳ vọng sẽ giải quyết các tình trạng “nghẽn” trong việc lưu trữ dữ và quản lý dữ liệu hiện tại và là nền tảng để phát triển các cơ sở dữ liệu khác hình thành trong tương lai.
Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ là trung tâm lưu trữ dữ liệu cũng như kết nối các cơ sở dữ liệu từ các bộ, ngành, địa phương
Trung tâm dữ liệu quốc gia có vị trí là trung tâm dữ liệu được xây dựng, khai thác, quản lý và vận hành bởi Chính phủ với mục đích tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, chia sẻ, phân tích, khai thác và điều phối dữ liệu của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật. Đây sẽ là kho dữ liệu về con người và dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia.
Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ là nền tảng để cung cấp các dịch vụ liên quan đến dữ liệu, hoạch định chính sách, kiến tạo phát triển, xây dựng nền kinh tế số cũng như Chính phủ số, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đồng thời, Trung tâm dữ liệu quốc gia cũng sẽ đóng vai trò cung cấp hạ tầng cho các tổ chức, cơ quan có nhu cầu sử dụng.
Về vai trò, Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, phân tích và quản lý thông tin, dữ liệu liên quan đến con người, tập trung vào người có quốc tịch Việt Nam và những người có liên quan đến hoạt động kinh tế – xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật. Kho dữ liệu về con người sẽ bao gồm các thông tin được số hóa gắn với con người như dữ liệu dân cư, bảo hiểm, y tế, an sinh xã hội, căn cước, hoạt động tài chính,… cùng các hoạt động khác được cung cấp bởi cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương.
Xem thêm: Các yếu tố tạo nên một trung tâm dữ liệu chất lượng
Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ sử dụng các dữ liệu để phục vụ nhiều mục đích nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước
Chính phủ dự định sẽ sử dụng các dữ liệu đã được thu thập, đồng bộ thực hiện quá trình đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện sự phục vụ của cơ quan nhà nước cho người dân và doanh nghiệp. Song song với đó dữ liệu sẽ được phân tích để Chính phủ đưa ra các chính sách an sinh liên quan đến bảo hiểm, y tế, giáo dục,… góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội quốc gia.
Mục tiêu chung của đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia
Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia đặt ra các mục tiêu lớn cần tập trung phát triển bao gồm Trung tâm dữ liệu quốc gia; dữ liệu quốc gia; Chính phủ số; cắt giảm thủ tục hành chính; kinh tế và xã hội.
Trung tâm dữ liệu quốc gia khi đi vào hoạt động sẽ là tiền đề giúp Việt Nam đẩy mạnh hội nhập, đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số cùng thế giới. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện mục tiêu nâng tầm nền kinh tế số của Việt Nam trong tương lai. Dữ liệu quốc gia sẽ là nền tảng xây dựng và phát triển Chính phủ số, hình thành các hệ thống dữ liệu tin cậy, ổn định cho Nhà nước và doanh nghiệp.
Trung tâm dữ liệu quốc gia được dự kiến sẽ được đưa vào khai thác vào năm 2025
Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ hoàn thành cơ bản xây dựng và đưa vào khai thác kho dữ liệu tổng hợp được đồng bộ từ các cơ sở dữ liệu quốc gia. Từ năm 2026, triển khai phân tích dữ liệu hỗ trợ xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển quốc gia.
Mục tiêu 2030 của Việt Nam về Chính phủ điện tử (EGDI)
Đến năm 2030, Việt Nam dự kiến hoàn thành triển khai Trung tâm dữ liệu quốc gia làm nơi lưu trữ dữ liệu, kết nối liên thông với dữ liệu thuộc các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin trong nước và tổ chức Chính phủ các nước.
Việt Nam đã đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ hoàn tất hoàn toàn việc triển khai các quy hoạch, tiêu chuẩn, kiến trúc dữ liệu trên hệ thống dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương cũng như Trung tâm dữ liệu quốc gia. Đồng thời, trên 90% hoạt động giữa các cơ quan nhà nước được thay thế bằng việc truy xuất, chia sẻ dữ liệu từ kho dữ liệu tổng hợp trong Trung tâm dữ liệu quốc gia.
Một mục tiêu khác cũng đặc biệt được quan tâm, nhấn mạnh đó là đến năm 2030, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI); thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GDI) và trong nhóm 30 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI).
Tìm hiểu thêm: Các cách hạn chế mức tiêu thụ năng lượng của trung tâm dữ liệu
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ nằm trong top 30 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin trên thế giới
Muốn thực hiện các mục tiêu này, thì Việt Nam không chỉ cần xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia mà còn cần phải khuyến khích, đốc thúc các nhà đầu tư xây dựng thêm nhiều trung tâm dữ liệu quy mô hơn nữa tại Việt Nam. Đặc biệt là trong thời kỳ chuyển đổi số như hiện nay, nhu cầu sử dụng trung tâm dữ liệu của các cơ quan nhà nước lẫn doanh nghiệp đều đang tăng mạnh qua mỗi năm.
Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa phát triển nhưng lại thiếu các dự án trung tâm dữ liệu quy mô quốc tế. Chỉ có một số ít các dự án đạt đến tiêu chuẩn trung tâm dữ liệu cấp độ 3. Tại khu vực TPHCM, trong năm 2025 dự kiến sẽ có thêm một dự án trung tâm dữ liệu quy mô quốc tế đạt chuẩn Tier 3 đi vào hoạt động, đó là 1Hub Data Center.
1Hub Data Center – trung tâm dữ liệu có quy mô hàng đầu khu vực Đông Sài Gòn
1Hub Data Center là dự án trung tâm dữ liệu tại Khu Công nghệ cao TPHCM, thuộc dự án khu tích hợp văn phòng thương mại đa chức năng OneHub Saigon. Trung tâm dữ liệu 1Hub Data Center được đầu tư lên đến 70 triệu USD, trở thành một trong những dự án có quy mô lớn hàng đầu cả nước cũng như khu vực Đông Sài Gòn hiện nay. Tổng diện tích sàn dự kiến của 1Hub Data Center là 18.000m2, với chiều cao tòa nhà 55m và dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2025.
Dự án trung tâm dữ liệu 1Hub Data Center
1hub Data Center dự kiến sẽ cung cấp đa dạng các giải pháp dữ liệu cho doanh nghiệp như cho thuê máy chủ, tủ rack, không gian trong trung tâm dữ liệu hay cả dịch vụ quản lý trung tâm dữ liệu cho doanh nghiệp. Dự án này được mong đợi sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế công nghệ số trong thời kỳ chuyển đổi số của Việt Nam, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tại Khu Công nghệ cao TPHCM, nơi vốn là đầu tàu khoa học – kinh tế của các nước.
Với tiêu chuẩn Trung tâm dữ liệu cấp độ 3, 1Hub Data Center có thể hoạt động gần như liên tục trong năm với khả năng vừa hoạt động vừa bảo trì từng phần. Bên cạnh đó là hệ thống dự trữ điện lên đến 72 giờ nếu trung tâm bất ngờ gặp sự cố. Đây là một giải pháp an toàn và tối ưu cho các doanh nghiệp đang muốn thuê một trung tâm dữ liệu chất lượng, ổn định và an toàn.
Kết
Việc Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia đã đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ của Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi số. Trong tương lai không xa, Việt Nam có nhiều cột mốc cần đạt được để hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra về việc ứng dụng công nghệ thông tin để thay đổi, thúc đẩy kinh tế – xã hội quốc gia. Muốn vậy, Việt Nam không chỉ cần Trung tâm dữ liệu quốc gia mà còn phải có nhiều hơn nữa các trung tâm dữ liệu quy mô, tầm cỡ như dự án 1Hub Data Center để làm nền tảng, xương sống cho cuộc cách mạng số sắp tới.
Đọc thêm: Dự án trung tâm dữ liệu thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn