Biện pháp hỗ trợ thuế tối thiểu toàn cầu và cách thức bảo vệ của Việt Nam

04-12-2023
Biện pháp hỗ trợ thuế tối thiểu toàn cầu và cách thức bảo vệ của Việt Nam

 

Việc thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 đã thúc đẩy Chính phủ nghiên cứu bổ sung các chính sách đặc biệt cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể, các chính sách này sẽ giúp các doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi thuế cụ thể hay đặc biệt tốt hơn (như ưu đãi thuế Khu Công nghệ cao TPHCM) hoặc tăng các chi phí mà doanh nghiệp được trừ trước khi chịu thuế (như phí R&D, nguyên vật liệu) tùy theo mỗi doanh nghiệp.

Việt Nam nghiên cứu biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đối với các doanh nghiệp nước ngoài

Thuế tối thiểu toàn cầu (Global Minimum Tax – GMT) là loại thuế được đặt ra từ sự khởi xướng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), loại thuế này đã được tất cả thành viên là các quốc gia tham gia tổ chức đồng thuận, trong đó có cả Việt Nam. Dự kiến ngày 01/01/2024 chính sách thuế tối thiểu toàn cầu sẽ có hiệu lực.

Việt Nam đang là thành viên của OECD

Việt Nam đang là thành viên của OECD

Trước sự thay đổi này, các cơ quan và quan chức thuế tại Việt Nam đang nghiên cứu, xem xét các cơ chế đặc biệt để có thể hỗ trợ hoặc tùy chỉnh để giảm nhẹ hệ quả của thuế đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Vào ngày 27/06/2023, lãnh đạo Tổng cục thuế thuộc Bộ Tài chính đã tham gia thảo luận về vấn đề phân bổ nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế tối thiểu toàn cầu vào đầu năm 2024.

Hội thảo về các vấn đề Việt Nam phải đối mặt khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Hội thảo về các vấn đề Việt Nam phải đối mặt khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế đã cho biết hiện Việt Nam đang thành công thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ 142 quốc gia trên thế giới. Những đối tác quan trọng, chủ yếu của Việt Nam đa phần đến từ châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Việt Nam đang rất cần dòng vốn FDI từ các đối tác nước ngoài để thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện tại. Theo quan điểm của ông Minh, ông nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc xây dựng một cơ chế hỗ trợ có thể bù đắp những ảnh hưởng tiêu cực của thuế tối thiểu toàn cầu đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Xem thêm: Ưu đãi thuế thu nhập thúc đẩy phát triển kinh tế thế nào?

Biện pháp hỗ trợ cụ thể và cá nhân hóa

Theo ông Trần Ngọc Minh, việc triển khai các biện pháp hỗ trợ sẽ được điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm của từ loại hình doanh nghiệp nhằm giảm nhẹ sự ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu cho các ưu đãi thuế đặc thù hiện tại ví dụ như ưu đãi thuế Khu Công nghệ cao TPHCM.

Nếu không có các biện pháp hỗ trợ cụ thể và được cá nhân hóa cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ làm giảm sự hấp dẫn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ví dụ, với các tập đoàn con của Samsung và Intel từ năm 2018-2020, thuế suất hiệu quả của 4 công ty con của Samsung là từ 2,88% đến 4,71%, đối với Intel là 2,77% đến 5,94%. Nếu tuân theo Trụ cột 2 trong Khung giải pháp về thuế toàn cầu được OECD đưa ra, các công ty mẹ là Samsung và Intel phải đóng thuế suất bổ sung là 10,29% đến 12,12% với Samsung và 9,06% đến 12,23% với Intel.

Cố định mức thuế suất 15% cho tất cả doanh nghiệp trên toàn cầu có thể làm giảm sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam trong mắt các doanh nghiệp quốc tế

Cố định mức thuế suất 15% cho tất cả doanh nghiệp trên toàn cầu có thể làm giảm sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam trong mắt các doanh nghiệp quốc tế

Để giữ được sức hút của môi trường đầu tư trong tương lai, Việt Nam cần có những giải pháp phù hợp trong quá trình bổ sung và sửa đổi Luật thuế TNDN tới đây theo các phương hướng có lợi cho các doanh nghiệp vốn nước ngoài.

Một số biện pháp có thể được áp dụng như cho doanh nghiệp được tính bổ sung các chi phí được trừ vào một số khoản chi liên quan đến R&D, nguồn nhân lực, khấu hao,… Về ưu đãi thuế, có thể bổ sung quy định trường hợp doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn đặc biệt như ưu đãi thuế Khu Công nghệ cao TPHCM cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao như IoT, sản xuất chip, phần mềm,…

Chính phủ cần vạch ra những chiến lược thay đổi các chính sách cũ về thuế như chính sách ưu đãi thuế Khu Công nghệ cao TPHCM

Chính phủ cần vạch ra những chiến lược thay đổi các chính sách cũ về thuế như chính sách ưu đãi thuế Khu Công nghệ cao TPHCM

Khả năng tài chính và cách thức bảo vệ

Ông Minh giải thích rằng những hỗ trợ sẽ được thực hiện thông qua các thủ tục đăng ký sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế của mình, bao gồm cả thuế tối thiểu toàn cầu. Do đó, Chính phủ có thể sẽ không gặp phải nhiều khó khăn trong việc có nguồn lực tài chính để thực hiện các biện pháp hỗ trợ.

Để đảm bảo nguồn lực tài chính cần thiết cho các ý kiến kêu gọi hỗ trợ, ông nhấn mạnh rằng tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền về thuế bằng cách triển khai khung Thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT). Theo khung này, nếu doanh nghiệp tuân thủ mức thuế 15% theo hướng dẫn QDMTT tại Việt Nam, thì Việt Nam sẽ có nguồn lực tài chính đủ để hỗ trợ doanh nghiệp trong các loại chi phí khác như phí nghiên cứu, đầu tư thiết bị, vật liệu sản xuất sản phẩm công nghệ cao,… Một ví dụ thực tế là Ấn Độ đã tiến hành chính sách hỗ trợ một số tiền cụ thể với mỗi sản phẩm được doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó là xem xét chỉnh sửa các ưu đãi thuế đặc biệt theo khu vực như ưu đãi thuế Khu Công nghệ cao TPHCM.

Xem thêm: 10 lý do các nhà đầu tư nước ngoài nên bỏ vốn vào Việt Nam là gì?

Ứng dụng chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp

Chính sách hỗ trợ sẽ được áp dụng phổ quát cho tất cả các doanh nghiệp, đảm bảo rằng các quy định hỗ trợ sẽ phù hợp với các đặc điểm, tính chất và tiêu chuẩn đặc biệt của mỗi loại hình doanh nghiệp. Cách tiếp cận này tuân theo các quy định về không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp và tuân theo Trụ cột số 2 trong thuế tối thiểu toàn cầu.

Thuế tối thiểu toàn cầu vừa là thách thức vừa là cơ hội để Việt Nam hòa nhập, sánh vai với các nền kinh tế phát triển khác trên thế giới

Thuế tối thiểu toàn cầu vừa là thách thức vừa là cơ hội để Việt Nam hòa nhập, sánh vai với các nền kinh tế phát triển khác trên thế giới

Tiến sĩ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cho rằng sự tham gia tích cực trong việc triển khai thuế tối thiểu toàn cầu sẽ củng cố khả năng hòa nhập cùng quốc tế của Việt Nam, đảm bảo cải cách hệ thống thuế phù hợp với thực tế và tiêu chuẩn toàn cầu, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia.

Kết

Việt Nam đang nghiên cứu các biện pháp nhằm giúp các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam ít bị ảnh hưởng hơn bởi thuế tối thiểu toàn cầu được khởi xướng bởi OECD. Cụ thể, Chính phủ có thể sửa đổi một số chính sách ưu đãi cũ như ưu đãi thuế Khu Công nghệ cao TPHCM, ưu đãi thuế theo lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp, thuế nhập khẩu nguyên vật liệu,… hoặc thêm vào các khoản chi phí mà doanh nghiệp có thể khấu trừ trước khi tính thuế. Việc này sẽ giúp Việt Nam giữ được nguồn vốn FDI từ các nước, có sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài để thu hút đầu tư, phát triển đất nước. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm về ưu đãi khi thành lập doanh nghiệp tại Khu phức hợp văn phòng thương mại tại Khu Công nghệ cao TPHCM tại đây.